Lớp G - Luật sư Khoá X (2010)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thà để thoát mười kẻ phạm tội, còn hơn làm oan một người vô tội

3 posters

Go down

Thà để thoát mười kẻ phạm tội, còn hơn làm oan một người vô tội Empty Thà để thoát mười kẻ phạm tội, còn hơn làm oan một người vô tội

Bài gửi  Salem Thu Dec 16, 2010 4:31 pm

"Tất cả chúng ta sống trên cuộc đời này, ai cũng có nỗi lo, nỗi khổ, nhất là cảm giác bị oan ức là nỗi khổ lớn nhất. Oan ức là những điều mình nên mình cảm thấy ức lòng, đau khổ. Đa số chúng ta tin rằng sự oan ức rồi có ngày sẽ được hóa giải; nhưng sự thật là đường giải nỗi hàm oan càng tăng trưởng mà ta có cảm giác như chiếc vòng số 8, nếu càng vùng vẫy thì càng siết chặt lại, và làm sao tay chúng ta tự nhỏ lại để rút tay ra khỏi cái còng, hay ngược lại, làm sao cái còng mở ra được. Làm tay mình thu nhỏ lại chắc chắn là rất khó, hoặc làm chiếc còng mở ra được cũng không dễ; nhưng chỉ có hai cách này mà thôi. Vấn đề đặt ra ở đây là oan ức được định nghĩa thế nào và giải oan ức này ở đâu?
Người La Mã cổ đại đã đưa ra nguyên tắc “thà để lọt tội phạm còn hơn là trừng phạt người vô tội”. Nhiều hệ thống pháp luật đòi hỏi chứng cứ phải hoàn toàn xác đáng khi kết tội một con người. Ngay cả khi đã có phán quyết vẫn có thể kháng án, nếu là án tử hình thì có thể được ân giảm. Người ta gọi đó là lòng từ bi. Cũng như pháp luật nước khác, tội phạm được quy định trong BLHS Việt Nam. Căn cứ vào những quy định chặt chẽ của Hình sự, Con người được coi là người không phạm tội là chân lý cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Chừng nào chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì chừng đó, một người vẫn là người không phạm tội và luôn được thừa nhận là đúng và họ được bảo vệ. Còn đối với người có tội, họ sẽ phải đối mặt với những hình phạt. Ta tự hỏi liệu rằng, về một khía cạnh nào đó, ta có thể dùng hình phạt để phân biệt người vô tội với tội phạm được không?

Sự trừng phạt là một hình phạt do xã hội áp đặt lên các cá nhân vì những hành động sai phạm của họ. Nhìn theo cách này thì mục đích của sự trừng phạt là cách đền bồi cho điều sai trái đã làm – ăn miếng trả miếng, mắt trả bằng mắt, hoặc một số tiền phạt thích hợp hoặc một thời hạn trong tù cho việc phạm tội. Theo quan điểm này, công lý được thực hiện khi kẻ phạm tội chịu tổn hại – về thể xác, tiền bạc, hoặc tự do – ngang với điều sai trái họ đã làm.Theo một quan điểm khác, sự trừng phạt phải cải tạo kẻ phạm tội và ngăn cản những người khác có hành động tương tự. Tại một trong những cuộc đối thọai, Plato đã nói rằng : “thật vô lý khi cộng đồng trả đũa kẻ tội phạm vì một hành động đã qua và không thể sửa chữa được”. Điều đúng đắn nên làm là hướng tới tương lai và trừng phạt một người là để ngăn hắn ta hoặc những người khác không phạm phải điều sai trái nữa. Trong một cuộc đối thọai khác, Socrates phân biệt giữa những người có thể cứu vãn và có thể cải thiện bằng việc trừng phạt với những người không thể. Ông đề nghị án tử hình chỉ cho hạng người sau. Đối với Plato, mục đích chính của việc trừng phạt là sửa chữa, cải tạo, khôi phục lại trật tự đúng cho linh hồn của người phạm tội. Ông cho rằng án tử hình chỉ nên dành cho những tên tội phạm không thể cải tạo và như một tấm gương răn đe những người khác. Hệ thống luật pháp của chúng ta hiện nay cố đạt được cả ba mục tiêu – đền bồi, cải tạo và răn đe. Nó cố làm cho việc trừng phạt phù hợp với cả tội ác và phạm nhân. Những người phạm tội lần đầu và những người trẻ tuổi thường nhận hình phạt nhẹ hơn những tên tội phạm thường xuyên đối với cùng những vi phạm. Chúng ta có “những trại cải tạo” cũng như “những nhà lao” (penitentiaries, bắt nguồn từ chữ penance - sự hành xác để xám hối). Chúng ta có quan điểm về việc “trả nợ của mình với xã hội” của một người và chúng ta cũng có quan điểm về sự “tái hòa nhập”. Chúng ta vừa có thái độ nhìn lại quá khứ (nhìn lại tội phạm) và thái độ tương lai (hướng tới cuộc đời tương lai của kẻ tội phạm). Và chúng ta kêu án tử hình cho tội bắt cóc và gián điệp thời bình như một sự răn đe trong những tình huống nghiêm trọng.
Như vậy Sự trừng phạt chỉ được đặt ra đối với người có tội với mục đích đề bù, cải tạo và răn đe. Sự phân biệt giữa người vô tôi và có tội ở chỗ, một người vô tội sẽ được bảo hộ quyền tự do. Nếu áp dụng đối với người vô tội thì làm mất đi mục đích và ý nghĩa của hình phạt. Theo quy luật của tội phạm, thói xưa khó bỏ, có thể lọt lần này cũng sẽ sa lưới lần khác, khó mà thoát tội. Trong khi đó, việc làm oan một người vô tội không chỉ đày một sinh mạng mà còn ảnh hưởng tới cả gia đình, thân nhân, rất nhiều mối quan hệ xã hội khác.
Muốn cởi dây thì phải tìm nút, trong cái hành trình giải oan của một người không thể không va chạm tới tòa án, công tố hay cơ quan điều tra. Trong các thiết chế dân chủ hiện đại, tòa án hành xử quyền tài phán, một trong ba quyền nền tảng của hệ thống quyền lực quốc gia – vừa thực hiện vai trò xét xử tranh chấp để tạo lập và duy trì công lý trong xã hội, vừa thực thi trách nhiệm giải thích luật pháp thông qua những luận điểm pháp lý nêu trong phán quyết, và qua đó ấn định khuôn khổ ứng xử cho hành vi của các tổ chức và cá nhân. Hoạt động tố tụng hình sự, đặc biệt là hoạt động xét xử là một mặt hoạt động của Nhà nước liên quan rất chặt chẽ với quyền tự do, dân chủ của công dân. Hoạt động tố tụng hình sự là nơi các biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng phổ biến nhất, và vì vậy là nơi quyền tự do dân chủ của công dân có nguy cơ dễ bị xâm hại nhất. Trong thực tế, chính vì mục tiêu không để lọt tội phạm nên cơ quan tố tụng buộc phải làm mọi cách áp tội cho nghi phạm, không ít trường hợp, vụ án kéo dài nhiều năm, vận dụng hết tội danh này tới tội danh khác soi vào đều không xuôi.
Trong một chế độ dân chủ, đã nói đến Toà án là phải nói đến luật sư, nói đến công tác xét xử thì không thể nói đến vai trò của luật sư. Vì nội dung cơ bản của dân chủ là quyền của công dân, quyền của con người. Và một trong những người bảo vệ quyền con người là luật sư. Luật sư, qua việc làm sáng tỏ sự thật về vụ án và vận dụng đúng đắn pháp luật cóliên quan, góp phần tích cực cùng với Toà án, bảo đảm công lý, bảo vệ quyền con người, bảo đảm pháp chế. Do đó, sự đảm nhận một vai trò rất quan trọng trong bộ máy xét xử, và là một bánh xe cần thiết, không thể thiếu được trong bộ máy xét xử. Trong tố tụng hình sự, các cơ quan và những người tiến hành tố tụng giữa vai trò chính trong việc thu thập chứng cứ, còn trong tố tụng phi hình sự (tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế, tố tụng lao động, tố tụng hành chính) thì đương sự lại giữ vai trò chính trong việc thu thập và cung cấp chứng cứ cho cơ quan và người tiến hành tố tụng. Do vậy, bằng kỹ năng của mình luật sư cần phải nhận diện đúng về chứng cứ và nguồn chứng cứ được các bên cung cấp trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, tránh tình trạng tư duy sai lầm về tố tụng "án tại hồ sơ". Bên cạnh việc tuân thủ đúng quy định pháp luật nội dung và hình thức để giải quyết vụ việc thì luật sư cần có nhận thức của chính mình về đường hướng giải quyết yêu cầu khách hàng đặt ra. Luật sư tham gia tranh tụng hôm nay phải nhận thức và đổi mới tư duy về quyền con người - bởi quyền con người luôn được tôn trọng và ngày một nâng cao cho dù thân chủ chúng ta là bị cáo, người bị hại hay các đương sự. Do vậy, đối với việc tham gia tranh, luật sư không quá lệ thuộc vào kết luận điều tra, cáo trạng hay quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà án mà có tư duy làm sao để bảo vệ thân chủ tối đa - hãy quyết định đường hướng giải quyết vụ việc trong nhận thức của chúng ta – luật sư trên cơ sở luật định mặc dù trước đó đã có những chứng cứ buộc tội, bất lợi cho thân chủ. Còn trong tố tụng phi hình sự, xu hướng hiện đại cho thấy các vụ án đều hướng đến vấn đề hoà giải mà không cần tới việc xét xử của Toà án. Do vậy, đối với tranh tụng phi hình sự, bên cạnh việc quan tâm và bảo vệ lợi ích tối đa cho thân chủ luật sư phải nhận diện đúng yêu cầu của thân chủ, bản chất của vụ việc để có sự đánh giá khách quan và hướng thân chủ đến với hoà giải nếu điều đó cũng là mong muốn của thân chủ, hoặc thân chủ không mong muốn nhưng việc xét xử sau này sẽ bất lưọi cho họ nếu căn cứ theo quy định pháp luật... Trong cuộc sống, đôi khi người xét xử không được minh anh, khi cán cân công lý lại nghiêng về phía ngược lại, khi quỷ dữ mỉm cười đó là lúc ba chàng thanh niên tuổi mười tám, đôi mươi “bỗng dưng” bị gán tội cướp - hiếp. Theo cáo trạng năm 2000, đôi bạn trẻ đang ngồi tâm sự tại bờ mương giữa cánh đồng xã thì bị 3 thanh niên đến dùng dao, gậy, điếu cày khống chế cướp tài sản và thay nhau hiếp dâm người con gái.
Cũng theo lời khai của nạn nhân, lợi dụng lúc hung thủ sơ hở, người con trai đã bỏ chạy, một tên đã đuổi theo dùng gậy vụt vào tay anh làm anh gãy xương. Anh phải vừa chạy vừa tri hô nên bọn chúng đã bỏ trốn bỏ lại một chiếc áo phông tại hiện trường. Lẽ thường, bất cứ vụ án nào thì lời khai của nhân chứng, của nạn nhân và của chính đối tượng phạm tội bao giờ cũng là căn cứ pháp lý để cơ quan chuyên môn kết luận. Trong vụ án cướp - hiếp mà ba chàng trai dòng họ Nguyễn Đình là bị can cũng không ngoại trừ. Thế nhưng thực tế, lẽ thường ấy lại chứa đựng nhiều bất thường, vô lý. Tại Bút lục 206, Nguyễn Đình Lợi nhận: trong khi Tình hiếp chị Hạnh thì y tháo đôi khuyên tai, đồng hồ và nhẫn vàng của nạn nhân, rồi sau đó mới cầm tuýp sắt sang khống chế anh Hải thay Kiên, chính bị cáo đã dùng tuýp sắt vụt anh Hải, gây thương tích 21%. Nhưng tại Bút lục 220 thì Lợi lại khai là sau khi dùng tuýp sắt vụt anh Hải, rồi quay sang chỗ Tình, Kiên khống chế người con gái, bị cáo mới tháo đồng hồ, khuyên tai, nhẫn vàng của chị Hạnh. Vật chứng duy nhất trong vụ án là chiếc áo phông thủ phạm bỏ lại tại hiện trường, có giá trị truy nguyên thủ phạm. Chiếc áo này được chị Hạnh và một số người ở đơn vị M5 và A40 trực tiếp xem, xác nhận là chiếc áo phông màu đỏ, cổ bẻ, có sọc ngang màu vàng, xanh. Chị Hạnh đã mang chiếc áo đến trình báo sự việc tại Công an xã Dương Nội ngay trong đêm 24/10/2000, nhưng hồ sơ không thể hiện việc thu giữ chiếc áo này của Công an xã Dương Nội, Công an huyện Hoài Đức và Côn an tỉnh Hà Tây. Trong báo cáo sự việc của Công an xã Dương Nội với CA huyện Hoài Đức cũng không có nội dung thu giữ chiếc áo này. Tại biên bản KNHT ngày 25/10/2000 của Cơ quan điều tra ghi nhận đã phát hiện, thu giữ chiếc áo phông xác định là của thủ phạm bỏ lại hiện trường. Nhưng đó lại là áo phông cộc tay màu đỏ, cổ chui, có các sọc ngang màu vàng, xanh, đen, khác hẳn chiếc áo phông mà chị Hạnh đã nhặt của thủ phạm bỏ lại hiện trường. Dù đã 10 năm trôi qua, nhưng với sự nghiêm minh của Pháp luật, vụ việc đã và đã được xem xét, điều tra lại. Các cụ từng nói “chờ được vạ, thì má đã sưng” Khi tiếng kêu oan ức được nghe thấu cũng là lúc họ đã phải qua 10 năm tuổi trẻ nơi tù tội, mang nỗi nhục hiếp dâm… Sự oan ức của ba chàng trai họ Nguyễn Đình còn có thể được minh oan, nhưng 10 năm tuổi trẻ đã mất của họ thì không gì thể bù đắp được. Trong khi bạn đồng trang lứa đã thành danh sau 10 năm phấn đấu, thì 3 chàng trai mới bắt đầu lại từ đầu, trong kí ức của họ là những buồng giam tối thẳm, những trận đòn vì bị bức cung, những lần tự tử không thành… Ai sẽ là người chịu trách nhiệm? và sẽ còn biết bao nhiêu người sẽ như 3 chàng trai này?
Một xã hội dân sự có nền tư pháp dân chủ, văn minh là xã hội không phải có thật nhiều các bản án được tuyên thấu tình, đạt lý mà phải là xã hội ít tranh chấp, nếu có tranh chấp thì trước tiên phải được giải quyết bằng con đường hoà giải mà các bên vẫn đạt được quyền lợi cho mình chứ không chỉ tưu duy theo lối quyền lợi của mình chỉ có thể đạt được khi có bản án có hiệu lực của cơ quan Toà án. Khi nâng cao vai trò của luật sư, cải thiện chất lượng và nghiệp vụ Viện kiểm sát, tòa án, cơ quan điều tra, hẳn là những vụ án oan sẽ được hạn chết. Có lẽ, chúng ta cần phải chú ý đến một vế của nguyên tắc nhân đạo dường như đang bị hạ thấp dần “còn hơn làm oan người vô tội” để những tiếng vỡ vụn của người vô tội sẽ thôi xé lòng khi bánh xe công lý đi qua được điều khiển bởi một thẩm phán tồi. Thà bỏ lọt mười tội phạm còn hơn một người vô tội bị xử oan…"
(Sưu tầm)


Được sửa bởi Salem ngày Thu Dec 16, 2010 4:32 pm; sửa lần 1. (Reason for editing : justify!)
Salem
Salem

Tổng số bài gửi : 88
Join date : 11/12/2010
Age : 38
Đến từ : Hải Dương

Về Đầu Trang Go down

Thà để thoát mười kẻ phạm tội, còn hơn làm oan một người vô tội Empty Re: Thà để thoát mười kẻ phạm tội, còn hơn làm oan một người vô tội

Bài gửi  Xì tin Thu Dec 16, 2010 4:38 pm

hixhix, chị ơi, sao dài quá zậy! affraid
Xì tin
Xì tin

Tổng số bài gửi : 11
Join date : 14/12/2010

Về Đầu Trang Go down

Thà để thoát mười kẻ phạm tội, còn hơn làm oan một người vô tội Empty Re: Thà để thoát mười kẻ phạm tội, còn hơn làm oan một người vô tội

Bài gửi  Thanh Nga Fri Dec 17, 2010 3:18 pm

Thế mà xưa nay vẫn có câu "Giết nhầm còn hơn bỏ sót" Smile.
Thanh Nga
Thanh Nga
Admin

Tổng số bài gửi : 21
Join date : 11/12/2010
Age : 40
Đến từ : Hải Phòng

https://luatsu10g.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Thà để thoát mười kẻ phạm tội, còn hơn làm oan một người vô tội Empty Re: Thà để thoát mười kẻ phạm tội, còn hơn làm oan một người vô tội

Bài gửi  Salem Sat Dec 18, 2010 1:47 am

Thanh Nga đã viết:Thế mà xưa nay vẫn có câu "Giết nhầm còn hơn bỏ sót" Smile.

Hì hì............ mấy cài này, do Em sưu tầm được thui, Chia sẻ cho mọi người đọc tham khảo thêm trong quá trình học ý mà.
Còn "hành" thì chẳng mấy khi theo như lúc học cả chị nhỉ! Very Happy
Salem
Salem

Tổng số bài gửi : 88
Join date : 11/12/2010
Age : 38
Đến từ : Hải Dương

Về Đầu Trang Go down

Thà để thoát mười kẻ phạm tội, còn hơn làm oan một người vô tội Empty Re: Thà để thoát mười kẻ phạm tội, còn hơn làm oan một người vô tội

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết