Lớp G - Luật sư Khoá X (2010)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ CÒN GIAN NAN

Go down

THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ CÒN GIAN NAN Empty THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ CÒN GIAN NAN

Bài gửi  Salem Wed Mar 09, 2011 10:30 pm

Tác giả: PHẠM THÁI QUÍ

Một trong những điểm mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) là quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện thuộc về đương sự. Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tự thu thập được và có yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập. Quy định này một mặt gắn trách nhiệm cho đương sự, giảm áp lực công việc cho Tòa án, mặt khác cũng là cơ chế bảo đảm tính khách quan, tránh tình trạng Tòa án lạm dụng trong việc thu thập chứng cứ có lợi để thiên vị cho một trong các bên. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành những quy định mới này đã gặp không ít khó khăn cho cả đương sự lẫn Tòa án.

Trong số các nguồn chứa đựng chứng cứ thì các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Nhưng trong nhiều trường hợp, đương sự lại không có các chứng cứ đó, mà do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ, quản lý. Để bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ, Điều 7 của BLTTDS quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Tòa án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án. Trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ”. Mặt khác, tại khoản 2 Điều 85 và khoản 1 Điều 94 của BLTTDS cũng quy định, chỉ khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì mới có quyền yêu cầu Tòa án thu thập. Trên cơ sở các quy định này, tại khoản 5 Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 1.9.2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã hướng dẫn cụ thể: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án cần giải thích cho đương sự biết quy định tại Điều 7 của BLTTDS về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi biết chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý, thì căn cứ vào quy định tại điều này, đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được chứng cứ cho đương sự, thì phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ cho đương sự biết để họ chứng minh với Tòa án là họ đã thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả và yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ”.


Hơn 5 năm thi hành BLTTDS cho thấy, các quy định về thu thập chứng cứ vẫn khó thực hiện. Thực tế, khi giải quyết các vụ án mà có các tài liệu, chứng cứ đang do cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý thì việc thu thập chứng cứ không hề đơn giản. Trong rất nhiều vụ án, mặc dù đương sự đã cất công đi lại nhiều lần yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ giao nộp cho Tòa án nhưng đều bị từ chối với đủ mọi lý do. Việc từ chối thường chỉ bằng lời nói, thái độ, cử chỉ. Với cách từ chối này, đương sự khó có thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không thu thập được chứng cứ để làm cơ sở yêu cầu Tòa án thu thập. Vụ án sau là một trong số nhiều trường hợp như vậy.

Thấy rằng không thể duy trì quan hệ hôn nhân với người chồng bê tha, thiếu trách nhiệm, chị L làm đơn khởi kiện yêu cầu TAND huyện Q giải quyết việc ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng. Theo trình bày của chị L và anh H (chồng chị L) thì vào năm 2004 vợ chồng anh chị được công ty thanh lý căn nhà tập thể gắn liền với 264m2 đất tại thành phố Đ, nhưng diện tích đất này đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 3.1.2002 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục địa chính, Tòa án đã yêu cầu chị L cung cấp văn bản của UBND thành phố Đ xác nhận việc sử dụng đất đó có hợp pháp hay không, để có cơ sở giải quyết yêu cầu của đương sự. Theo yêu cầu của Tòa án, chị L đã nhiều lần đến “xin” văn bản xác nhận của UBND thành phố Đ nhưng đều bị từ chối bằng lời nói, không có văn bản trả lời lý do không cung cấp. Vì vậy, chị L đành phải rút lại yêu cầu phân chia tài sản.

Không chỉ đương sự bị gây khó khăn mà ngay cả Tòa án đôi khi cũng phải nản lòng vì thái độ làm việc và ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức liên quan. Đơn cử trường hợp TAND huyện Q giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà H với chị L. Theo bà H thì vợ chồng bà không ký vào hợp đồng chuyển nhượng đất mà do người cháu của bà giả mạo chữ ký. Do không thể cung cấp được hồ sơ chuyển nhượng đất nên bà H đã có đơn yêu cầu Tòa án thu thập hồ sơ đang lưu giữ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Q để trưng cầu giám định chữ ký. Trên cơ sở đơn yêu cầu của đương sự, Tòa án đã ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Q. Sau một thời gian không thấy hồi âm, Tòa án đã nhiều lần cử cán bộ đến trực tiếp hỏi thì đều nhận được câu trả lời “hồ sơ đã bị thất lạc”. Thế nhưng, sau khi Tòa án gửi công văn thông báo sẽ kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm về việc để mất hồ sơ địa chính thì ngay sau đó liền nhận được “lời mời” đến nhận hồ sơ (?).

Thực tiễn cho thấy, nguyên nhân của việc tắc trách trên chủ yếu là do các quy định của BLTTDS chưa được phổ biến đến mọi cán bộ, công chức của tất cả các cơ quan, tổ chức. Một nguyên nhân khác nữa là ý thức chấp hành pháp luật và thái độ phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế. Vì trong nhiều vụ án, Tòa án đã sao các quy định của BLTTDS và các văn bản liên quan để đương sự mang đến trình bày với các cơ quan tổ chức mà họ yêu cầu cung cấp chứng cứ, thế nhưng rất nhiều trường hợp người có thẩm quyền không đọc, vì sĩ diện hoặc cố tình gây khó dễ cho dân. Ngoài ra cũng có không ít trường hợp, sai sót trong công tác chuyên môn của các cơ quan, tổ chức là nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp giữa các đương sự, do đó khi đương sự, Tòa án yêu cầu cung cấp các tài liệu, sợ trách nhiệm nên họ cố tình bưng bít đến cùng.

Do những khó khăn nêu trên, nhiều nơi khi các cơ quan, tổ chức từ chối cung cấp tài liệu chứng cứ cho đương sự, nhưng không có văn bản nêu rõ lý do, các Tòa án đã linh động bỏ qua để rồi ra quyết định thu thập chứng cứ. Điều này là trái pháp luật.

SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ

Trích dẫn từ: http://nguoidaibieu.com.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/7/ContentID/103984/Default.aspx
Salem
Salem

Tổng số bài gửi : 88
Join date : 11/12/2010
Age : 38
Đến từ : Hải Dương

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết